THUỘC ĐỊA PHẬN HUẾ
LỜI
MỞ ĐẦU.
Lẻ đáng, mọi nguồn gốc của một sự việc có tính cách
lịch sử thì đều có thể ghi chép rõ ràng từ đầu chí cuối. về nguồn gốc đạo Công
Giáo tại Lăng cô, thì vào thời kỳ phôi thai đều có nhiều việc rất tế nhị xảy ra
giữa lương và giáo, hơn nữa vì đức tin của người công giáo thòi kỳ ấy chưa vững
chắc và không quan tâm đến tài liệu quý giá này, nên không ai biên soạn để lại
cho hậu lai được biết.
Vào thời kỳ pháp thuộc khoảng năm 1890, đạo công giáo
tại Lăng Cô được phát khởi do các các Cha thuộc Hội Thừa Sai Ba- Lê từ phương
tây qua giảng đạo, số dân chúng tại địa phương quan niệm rằng: “Đạo Công Giáo
là đạo của Pháp” nên các đời vua trước đây như Tự Đức, Minh Mạng v.v…. đã ra Sắc
Luật cấm và bắt bớ chém giết những người theo đạo Công Giáo, cảm tưởng của dân
chúng tại đây cho rằng: Không kiếp thì chày đạo Công Giáo sẽ bị tiêu diệt, nên
không mấy ai để ý đến vấn đề lịch sử. Đành rằng, sách Giáo sử Việt Nam có
ghi chép rất nhiều nhưng chỉ tả lại với nét đại cương trong nước, còn riêng mọi
chi tiết nguồn gốc của từng địa phương thì không làm sao thu thập cho hết để
biên soạn.
Vậy để cho giáo dân hậu lai trong họ biết sơ lượt đại
cưong về nguồn gốc đạo công giáo tại Lăng Cô, ông TRƯƠNG TÔ vị Cựu Câu trưởng họ nầy năm 1965
đã 83 tuổi, đã biết rõ về nguồn gốc, vì thời kỳ phát khởi đạo Công Giáo tại đây
thì ông đã lên 10 tuổi, đã có trí nhớ, ông đã trở lại đạo và ông đã giữ vững
đức tin từ đó đến nay. Hôm nay ông đã kể lại và ghi chép sơ lượt các mục đại
cương để cho con em trong họ sau nầy được biết. Vì ông chỉ dùng trí nhớ mà tả
lại những điều ông nhớ từ lúc còn nhỏ, như vậy không sao trách khỏi những điều
thiếu sót, riêng về các năm tính theo dương lịch được ghi chép sau đây thời ông
chỉ nhớ tưởng tượng chứ không được sát, vậy quý vị nào biết rõ nhiều chi tiết
hơn thì yêu cầu xin bổ cứu. Xin đa tạ.
SƠ LƯỢC SỰ TÍCH.
Vào thời kỳ Pháp thuộc, khoảng năm 1890 về trước, tại
Lăng Cô đạo Công Giáo chưa được phát khởi, các Cha thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê,
chỉ mở một số các Họ tại Huế trở ra và các miền phụ cận của Kinh thành Huế,
riêng tại Nước Ngọt cũng đã được diễm phúc là hạt giống Phúc Âm Công Giáo đến
gieo trỉa vào thời kỳ này và đã có Cha Chánh vào cai quản.
Vào khoảng năm 1892, đạo Công Giáo đang được mở mang
mạnh và có uy thế, vấn đề truyền giáo lần lượt đi rao giảng khắp nơi, thì tại
Lăng Cô có ông MỤC NHI ở Quảng Nam ra và
ông THẦY KINH Cầu Hai vào trú ngụ. Hai ông nầy thấy ở Nước Ngọt đạo Công Giáo
đã được mở và đã có Cha Chánh làm Bổn sở, 2 ông liền cùng nhau ra trình với Cha
Chánh để xin trở lại đạo tại Nước Ngọt và được Cha Chánh chấp thuận, nên 2 ông
đã học và theo lại đạo Công Giáo tại đây.
Sau khi ông Mục Nhi và Thầy Kính đã theo đạo Công Giáo
rồi thì trở về Lăng Cô làm ăn như củ. Tại Lăng Cô có một số các ông Hương Hào
trong làng thấy 2 ông nầy theo đạo Công Giáo thì tỏ ra bất bình và có thái độ
bài bác đạo Công Giáo, vì trong làng tất cả đều thờ cúng ông bà tổ tiên.
Vào năm đó dân chúng trong làng lâm cảnh đói khổ, nên
cùng nhau đến xin và vay gạo tại nhà ông ĐỐC , ông nầy rất giàu có và cũng ở
nhà ông Thầy Kinh, một hôm ông thầy Kinh thấy dân chúng trong làng đến xin lúa
gạo tại nhà ông Đốc quá đông, thì đang lúc ông bị các ông trong làng bài bác
đạo Công Giáo và khinh dể ông, thừa lúc đó ông liền hô hoán là dân chúng trong
làng cùng nhau tập trung đến cướp tiền của Hội Thánh tại nhà ông.
Sau khi ông Thầy Kinh hô hoán vụ nầy thì các ông Hương Lão trong làng sợ mang tiếng và xẩy
ra những việc lớn, nên họ đã tổ chức một cuộc nhóm họp rộng rải đề cử một số
người đứng ra xin trở lại đạo Công Giáo, mục đích để khỏi mang tiếng và khỏi
trở ngại về sau. Sau cuộc họp này thì có 12 ông trong làng đều có uy tín và
trưởng tộc xin đứng tên xung phong ra tại Cha Chánh Bổn Sở Họ Nước Ngọt xin trở
lại đạo Công Giáo.
Cha Chánh thấy ở Lăng Cô có một số các ông Thân Hào
đến xin trở lại đạo thì Ngài liền phái ông Câu VŨ từ Nước Ngọt vào Lăng Cô để
dạy giáo lý cho họ, trong khi ông Câu Vũ
vào dạy giáo lý tại Lăng Cô thì trong làng có cho một cái nhà TANG bằng
tranh, 4 vài để làm nhà Nguyện và nơi giảng dạy Giáo Lý. Sau một thời gian
giảng dạy Giáo Lý độ 7 hoặc 8 tháng thì Cha Chánh vào rửa tội cho các ông nầy
và một số khác nữa. Rửa tội xong, thì Câu XUYẾN được bầu làn Câu trưởng còn Bộ
MẬU và Bộ XÁNG thì làm Biện Họ.
Cách độ 2 năm sau, vào khoảng năm 1894 trong nước có xảy
ra nhiều việc kiện thưa về việc Lương và Giáo. Được nghe tin như vậy, thì trong
làng có các ông mà trước đây đã trở lại đạo và đã được Rửa tội cùng nhau tổ
chức làm đơn khiếu nại lên viên công sứ Pháp tại Huế để xin bỏ đạo, không hiểu
vì lý do gì viên công sứ Pháp ra lệnh cho được “ CẢI GIÁO HOÀNG LƯƠNG ”. Vừa
được lệnh của viên công sứ, thì các ông nầy cùng nhau đem tượng ảnh trong nhà
nguyện Lăng Cô ra tận Cha Chánh tại Nước Ngọt trả lại, đồng thời xin trả đạo
lại cho Cha Chánh sau đó về Lăng Cô bỏ đạo luôn. Lúc đó trong làng chỉ còn các
ông Mục Nhi và Thầy Kinh vẫn còn giữ đạo nguyên như củ, các ông Thầy nầy không
đứng đơn khiếu nại và không đem tượng ảnh đi trả đạo.
Sau ngày các ông nầy đi trả đạo tại Cha Chánh về, thì
tại Lăng Cô các ông đã tổ chức một số người quá khích đến phá nhà của 2 ông Mục
Nhi và Thầy Kinh đem đổ dưới sông, đồng thời đuổi 2 ông nầy phải đi ở chổ khác
không cho trú ngụ trong làng nửa. Giữa những cơn thử thách do một số người quá
khích cố tìm cách bài bác đạo Công Giáo, nhưng các ông Bộ Luyện, Bộ Ngử, Bộ
Xáng và ông Đội Cử đều giữ vững Đức Tin Công Giáo.
Cách ít năm sau, vào khoản năm 1898, đường giao thông
chưa có, mỗi khi có việc gì như công văn giấy tờ từ làng nầy qua làng khác hay
Huyện nầy qua Huyện khác thì đều đi bộ hoặc đi cáng như vậy tại mỗi làng đều có
tổ chức một đội lính Trạm do một ông Đội Trạm và một ông Phó Đội Trạm cai quản
và lo việc điều động lính trạm. Tại Lăng Cô củng có một đội lính trạm được tổ
chức như trên, tại đây vấn đề đề cử ông Đội Trạm cũng như ông Phó Đội Trạm theo
thể lệ của làng thì mỗi khi ông Đội Trạm chết hoặc bị cách chức thì ông Phó Đội
Trạm đương nhiên được lên thay thế làm Đội Trạm, sau đó sẽ đề cử một ông Phó
Đội Trạm khác. Vào lúc nầy tại Lăng Cô gặp một lúc Ông Đội Trạm chết, đúng theo
thể lệ là ông Phó Đội Trạm được lên làm Đội Trạm, nhưng các ông mà trước đây đã
theo đạo rồi trả đạo lại cùng nhau âm mưu tổ chức cách khác là tự động đặt ông
Đội Trạm khác chứ không cho ông Đội Phó Trạm lên thay thế, họ biết rằng ông Phó
Đội Trạm đương chức là ông Đội Cử hiện có đạo Công Giáo nên không để cho ông
nầy được làm chức Đội Trạm.
Thời gian nầy, tại Thừa Lưu đã có mở Họ Đạo Công Giáo
và đã có Cố TRUNG về cai quản, tại Lăng Cô ông Đội Cử bèn ra tại Cố Trung trình
bày các sự việc mà các ông trong nầy đã theo đạo rồi lại trả đạo, ngoài ra các
ông lại cùng nhau lập phe phái độc quyền bất chấp luật lệ của làng như vấn đề
Đội Trạm nói trên. Cố Trung lại thân thiết với viên Công Sứ Pháp tại Huế, sau
khi nghe ông Đội Cử trình bày đầu đuôi sự việc liền ra Huế nói lại với viên
Công Sứ Pháp. Ít lâu, viên Công Sứ cho lệnh bắt các ông đã gây sự trong làng
Lăng Cô ra giam giữ tại Huế.
Các ông nầy bị giam giữ tại Huế khoản một năm, trong
thời gian các ông còn bị giam giữ thì một số các ông Thân Hào còn lại trong
làng liền cùng nhau tổ chức dự định ra tại Cố Trung ở Thừa Lưu để nhờ Ngài ra
Huế can thiệp với viên Công Sứ xin cho các ông đang bị giam giữ trở về địa
phương. Cùng lúc nầy đường thiết lộ mới được khởi sự mở mang, một người Pháp
chuyên lo việc mở đường và làm nhà chứa vật liệu có mua một bè tre rất nhiều
đưa về để tại Cồn Cỏ, gặp lúc nước lớn bè tre nầy bị nước chảy đùa trôi mất,
viên Pháp kiều liền bắt buộc trong làng phải bồi thường bè tre. Trong lúc trong
làng đang gặp cơn túng thiếu và ngoài ra cũng không đủ phương tiện để đi mua
cho đủ số tre rất nhiều như vậy để bồi thường, vì trong làng không có tre phải
đi mua rất xa mới có.
Dự định của các ông trong làng sẽ ra Cố Trung xin cho
các ông đang bị giam tại Huế được về thì lại gặp lúc bị bắt buộc bồi thường bè
tre của Sở Hoả Xa, các ông liền cùng nhau ra tận Cố Trung để nhờ Ngài ra Huế
can thiệp với viên Công Sứ giúp cho họ hai điều kiện : một là xin cho các ông
đang bị giam giữ được trở về, hai là xin can thiệp về vấn đề bè tre của Sở Hoả
Xa. Thể theo sự yêu cầu của các ông nầy, Cố Trung liên đi ra Huế can thiệp với
viên Công Sứ. Khi trở về Cố Trung nói lại với các ông trong làng là nếu muốn
kết quả xin cho được các điều kiện trên thì buộc tất cả các ông trước khi đã
theo đạo rồi trả đạo cùng làm những việc phản bội Hội Thánh phải làm tờ thú tội
đồng thời bồi thường cho Họ Giáo một khu đất và một cái nhà để làm nhà Thờ
.
Để xin cho được các điều kiện trên, các ông hiện bị
giam mỗi ông phải làm một tờ thú, ngoài ra cùng nhau kể cả các ông ở trong làng
đồng lập một bản bồi thường và cùng nhau ký chỉ đoạn giao cho Họ Giáo một cái
Chùa to, 4 vài rộng rải, trước có nhà vỏ chạm trổ và một khu đất tức là khu
Công Giáo bây giờ, nguyên văn như sau :
Phú lộc Huyện, An Cư Tổng, An Cư Ấp, đồng bẩn ấp chức
dịch phu đinh đẳng.
Trình vì khất sử bồi sự, duyên bổn ấp chức dịch dân
phu tùng Giáo học tập hoàn thành, bốn ấp hửu đồng giao lương gia nhứt toạ, tứ
vi tam giang tịnh lưởng hạ tứ vi cụ túc, tương vi phụng tự Thiên Chúa, bất đồ
chí Thành-Thái thập niên bát nguyệt nhựt, chức dịch dân phu ngộ hửu phi vi, sở
dỉ thất Hội Thánh, toà sức tư hửu trách bồi cập truy bồi, tịnh bổn ấp thuận bồi
giao ốc liên nhị toạ các hửu tứ vi tam giang, tứ vi khôi tường, tịnh tiền diện
thượng song hạ bản tam bức cụ túc, tịnh thổ cư nhứt khoảnh tiền cận quan lộ,
hậu cận hải, tả cận Trưởng Phụng gia, hửu cận cựu trạm cơ, đông tây tứ cận y
như khế nội, kim tương đoạn giao tại trú Thuỷ dương thôn.
Linh mục quan vỉnh vi phụng tự Thiên Chúa vi thử lập
thủ bồi tờ.
Thành-Thái thập tam niên tứ nguyệt nhị thập nhựt
Bổn ấp đồng ký :
Hương lão Trương Văn Trí Thủ quỹ
Hương lão
Nguyễn Văn Yên điểm chỉ
Hương lão Đỗ
Văn Quang điểm chỉ
Hương lão Phạm
Văn Đông điểm chỉ
Hương lão Lê
Văn Thân điểm chỉ
Lê Văn Thuần điểm
chỉ
Lê Văn Dần điểm chỉ
Trương Văn Trạc thủ quỹ
Phạm Văn Nhạc thủ quỹ
Nguyễn Văn Lời điểm chỉ
Lê Văn Nhạc thủ
quỹ
Lê Văn Thiện thủ
quỹ
Tả tờ Quyền Lý Trưởng Huỳnh Văn Mai ký.
Vu,
Huế, le 2 Juillet 1901
Le Résident.
DỊCH RA VIỆT NGỮ
Huyện Phú Lộc, Tổng An Cư, ấp An Cư, tất cả làng kể cả
chức dịch dân phu đều đứng cả.
Xin làm tờ thú bồi một việc như sau : nay trong làng
kể cả chức dịch dân phu đã theo đạo Công Giáo và học tập hoàn thành, bấy giờ
trong làng chúng tôi cùng nhau giao một toàn nhà bốn phía ba giang, bốn phía
đều đủ hết để đem làm phụng thờ Thiên Chúa. Đến năm Thành-Thái thứ 10 vào một
ngày trong tháng tám, chức dịch dân phu đã làm điều trái ngược phi vi sở dỉ
phản Hội Thánh, nay Toà ra lệnh buộc phải bồi thường, vậy làng chúng tôi thuận
bồi giao 2 cái nhà kế cận đều có đũ bốn
phía ba giang, bốn phía đều xây vôi, phía trước thượng song hạ bản ba bức đều
đũ và một khoảnh đất, mặt trước sát đường quang, mặt sau sát biển, phía tả sát
nhà ông Trưởng Phụng, phía hữu sát nền trạm cũ, đông tây tứ cận y như trong
khế. Nay đem giao dứt khoát tại Thuỷ dương thôn.
Linh mục được đem làm phụng thờ Thiên Chúa.
Nay làm tờ thú bồi.
Năm Thành Thái thứ 13, ngày 20 tháng 4.
Bản chính viết bản chữ Hán, hiện nay được lưu giữ tại
Toà Giám Mục, nhà giữ việc Địa Phận Huế đời Đức ChaLễ ( Mgr LEMASLR)
Khi các ông trong lằng đã làm xong và cùng nhau ký chỉ
vào bản thú bồi trên thì đem ra gửi cho Cố Trung, tại Thừa Lưu để nhờ Ngài đưa
ra cho viên Công Sứ Pháp tại Huế, Cố Trung liền nhận và đưa ra cho viên Công Sứ
, cách ít ngày sau các ông đang bị giam giữ tại Huế được trả tự do cho về địa
phương, còn vấn đề bè tre của Sở Hoả Xa cũng được dàn xếp xong, không buộc phải
bồi thường nữa.
Sau khi các ông bị giam được trả về địa phương thì
cùng nhau xin trở lại đạo Công Giáo và lập Họ Giáo lại
Vào khoản năm 1903 – 1906, Cố NHƠN ( người Pháp) vào
tại Lăng Cô để lập Họ Giáo đồng thời Ngài làm bổn sở tại đây, lúc nầy ông Câu
Xuyến cũng được bầu Câu Trưởng lại, Cố Nhơn lấy cái Chùa của làng giao làm nhà
thờ và nơi giảng dạy giáo lý. Cách 2 năm sau thì Cố Nhơn đổi.
Khoản năm 1906 – 1920 Cha DỎNG vào thay Cố Nhơn, Ngài
cho phá nhà chùa, thành ngoài, thuê người đốn mù u lấy gỗ làm lại nhà thờ theo
kiểu công giáo, nhà thờ nầy ta đã thấy trước đây vào năm 1961. (trước khi xây
cất nhà thờ mới hiện nay ). Vào thời kỳ Cha Dỏng làm bổn sở tại đây thì các
Thầy Dòng Anh Em ( Dòng Thánh Jean Baptiste de la Salle) tại Huế vào Lăng cô
làm nhà nghỉ mát phía sau biển. tại đây Cha Dỏng cùng giảng đạo và làm nhà thờ
các Họ nhánh như Hói Mít, Hói Dừa và Lập An. số bổn đạo tại Lăng cô hiện thời
ước độ 100 người kể cả nam phụ lão ấu. nhưng đức tin của họ còn yếu, bên ngoài
vẫn xưng là công giáo nhưng tâm hồn họ vẫn còn tin dị đoan hoặc lén lút cống tế
ông bà thần thánh.
khoản năm 1920 – 8/ 1939 Cha CHẤT vào thay thế Cha
Dỏng, khi Cha Dỏng vừa đổi đi thì bổn đạo trong Họ lại lần lwotj bỏ đạo chỉ còn
một ít gia đình vững tin nên đã duy trì đến nay. Cha Chất về nhận nhiệm sở Họ
Lăng cô Ngài đã lo giảng dạy mở mang truyền giáo lại được đông đúc. Ngài giúp
đở bổn đạo rất nhiều đồng thời Ngài cũng lo mở mang sữa sang lại các nha thờ
của Họ Nhánh lại, ngoài ra Ngài còn lo một số các Chú đi tu như Dong Thánh Tâm
và Nhà Trường. (Dòng Triều)
Khoản 8/1931 – 7/ 1936 Cha VĨNH vào thay Cha Chất, Cha
Vĩnh vào tiếp tục lo việc truyền giáo, đặc biệt là Cha Vĩnh rất thông minh,
Ngài đã đích thân cũng như rước Thầy giáo về mở lớp dạy học trò, số học trò nầy
phần đông là con em trong họ, tuy nhiên Ngài cũng vẫn dạy trong số con cái của người
bên lương, ngoài ra Ngài cũng tổ chất các cuộc vui văn nghệ va thể thao thể
dục, nên phân đông kể cả người bên lương rất quý mến Ngài, Ngài cũng lo một số
con em trong họ được đi tu như Dòng Pellerin Huế.
Vào khoản 7/1936 -2/1938 Cha PHƯỢNG vào thay Cha Vĩnh,
Cha Phượng rất nhơn đức, Ngài rất lo lắng cho phần hồn các bổn đạo trong họ,
Ngài tổ chức những buổi dạy giáo lý tập thể toàn họ, Ngài đã xin rước Đức Cha
LỂ về làm phép thêm sức tại Lăng Cô, lúc nầy bổn đạo trong họ rất phấn khởi với
tinh thần đức tin công giáo. Cha Phượng thấy bổn đạo trong Họ được vui vẽ đông
đúc có một tinh thần Công Giáo khá tương đối nên Ngài định bầu ông TRƯƠNG TÔ
làm câu Trường trong Họ, ông Đội Trang cũng có đạo lại muốn tranh chức Câu
Trưỏng, vì ông Đội Trang có chức trước phần đời nếu để ông Trương Tô lên làm
Câu Trưởng trong Họ thì ông Đội Trang bị giảm giá trị, tuy nhiên Cha Phương.
vẫn cương quyết bầu ông Trương Tô làm Câu Trưởng, vì ông Trương Tô có lòng đạo
đức vẫn chắc và sốt sắng hơn, do đó ông Đội Trang bất mản và bỏ đạo luôn cả gia
đình ông rất đông.
Vào 2/ 1938 – 1940 Cha LƯỢNG vào thay Cha Phượng , Cha Lượng tiếp tục vào
lo chăm nom cho con chiên trong Họ, Ngài chuyên lo dạy các thanh nữ tập kinh
hát lễ.
khoản tháng 7/1940- 7 /1943 Cha LƯƠNG về thay Cha
Lượng, Cha Lương vẫn tiếp tục vấn đề truyền giáo trong Họ. Ngài đã có công sữa
sang lại nhà Thờ chính. Thời kỳ của Ngài tại đây, vào các ngày Chúa Nhật trong tuần, vợ chông Vua BẢO ĐẠI từ
Huế vào Lăng cô câu cá và nghỉ mát, bà vợ vua Bảo Đại lại có đạo và thường đi
lễ tại nhà Thờ nầy vào các ngày Chúa Nhật, bà thấy nhà Thờ bị hư dột nên Bà có
cho Họ một số tiền, Cha Lương nhận số tiền đó để sữa sang và lợp nhà Thờ lại.
Ngài thấy trong Họ một số con em đông mà không có trường cũng như không có
người dạy dỗ nhất là dạy giáo lý và xưng tội vở lòng, Ngài đã ra Huế xin các bà
Phước Dòng Phú Xuân vào mở trường dạy dỗ con em trong Họ cho đến ngày nay.
Khoản 8/1943 –
8/1953 Cha NINH đến thay thế Cha Lương, Cha Ninh vẫn tiếp tục lo chăm sóc bổn
đạo trong Họ. Thời kỳ nầy vào năm 1945, quân đội NHẬT BỔN qua chiếm nước ta,
một số các ông bên lương trong làng muốn tìm cách lấy lại khu đất của Công Giáo
mà trước đây họ đã thú bồi cho Họ Giáo như đã nói trên, nên các ông nầy định
vào nhờ ông BỔN XÁNG tại Quảng Nam can thiệp với Nhật để đòi lại khu đất, vì
ông Bổn Xáng rất thân Nhật, được tin như vậy ông Trương Tô Câu Trưởng trong Họ
phải ra tại nhà Chung Địa Phận Huế trình bày với Đại Phận và xin sao lại bản
chính tờ thú bồi của các ông trước kia đã đoạn giao cho Họ Giáo ngôi Chùa và
khu đất. sao xong đem về Lăng cô đưa cho một ít ông bên lương xem, lúc đó họ
thấy đủ giấy tờ chứng minh nên không tiến hành như kế hoạch mà họ đã định. Cha
Ninh đã tổ chức gởi tiền qua Pháp mua chuông nhà Thờ như ta thấy bây giờ, Ngài
còn dự định sữa lại cái tháp nhà Thờ nhưng gặp lúc Việt Minh cướp chính quyền
và đến giai đoạn Pháp đổ bộ nên Ngài không thể tiến hành như ý định thì Ngài
đổi.
Khoản 8/1953 –
3/ 1966 Cha THIỆN đến thay thế Cha Ninh, Cha Thiện rất Nhơn đức và sốt sắng lo
cho linh hồn bổn đạo trong Họ, tuy Ngài không đủ sức khoẻ mà Ngài hết sức cố
gắng. Đặc biết vào năm 1954 , đất nước bị chia đôi phong trào di dân của các Họ
Sao Cát, Thanh Bồ, Ngoại Hải ở ngoài vĩ tuyến 17 đã vào định cư tại Lăng cô,
Ngài đã lo đảm đương tất cả, đến sau Họ Sao Cát được ở một phạm vi riêng, còn
lại các Họ Thanh Bồ, Ngoại Hải trong đó có cả Họ Nội Hà đều nhập chung với họ
Lăng cô do một mình Ngài coi sóc, rất
nhọc cho Ngài là những lúc Giải tội và những lúc cho rước Mình Thánh Chúa vì
hai ba Họ dồn lại mà chỉ một mình Ngài phải gánh. Lúc nầy Họ Thanh Bồ và Ngoại
Hải nhờ của viện trợ của chính phủ nên
có làm thêm một cái nhà Tôle thật rộng rải sát trước nhà Thờ để cho bổn đạo dự
lễ cho đũ, vì trong nhà Thờ không thể chứa hết, mỗi ngày Chúa Nhật Ngài phải làm
hai ba lễ mới đũ cho bổn đạo đến dự. Đến sau các Họ Thanh Bồ và Ngoại Hải di
dân vào các khu Dinh Điền thì nhà Tôle này được dở đi, Cha Thiện mới bớt một
phần khó nhọc. Lúc nầy ông LÊ QUANG ĐÀO được bầu làm Câu Trưởng trong Họ thay
thế ông Trương Tô vì ông nầy đã qua già yếu, còn 2 ông Biện Hiệp và Biện Cháu
vẫn làm Biện Họ.
Vào 1961, Cha Thiện có đi kiếm xin tiền và vật liệu để
sữa lại cái tháp nhà Thờ, lúc nầy có nhờ ông LÊ VĂN SÂM một người Công Giáo sốt
sắng trong Họ giúp sức giúp của để sữa. Vào một ngày sau Lễ Phục Sinh năm nầy,
Cha Thiện cho phá tháp nhà Thờ, khi đã phá xong cái Tháp thì Ngài ra lệnh phá
toàn thể cái nha Thờ để làm nguyên lại một cái nhà Thờ khác cho toàn vẹn và
chắc chắn luôn thể, lúc nầy trong Họ có làm đơn vay của Địa Phận Huế một số
tiền là 350.000$00 sau nầy trong Họ trồng dương liểu sẽ lấy tiền trả lại. Với
chương trình làm một cái nhà Thờ nguy nga đồ sộ, đúc xi măng cốt thép, vách xây
toàn đá chẻ, tháp xây cao hai từng. lát Carreaux bông như ta đã thấy ngày nay,
tính theo quan giá phải trả tốn khoản chừng HAI TRIỆU ĐỒNG mới đũ, công quỉ của
Họ không có gì, chỉ vay của Địa Phận Huế 350.000$00, ngoài ra bổn đạo trong Họ
tuỳ theo khả năng cúng góp, so với chương trình trên thì không đũ vào đâu,
nhưng nhờ Cha THiện đã hết sức lo lắng ngày đêm , đi chổ này qua chổ khác, cũng
như gởi thơ cho những người hảo tâm để xin kiếm tiền lo xây cất nhà Thờ, ngoài ra nhờ ông Lê văn
Sâm liên hệ trực tiếp ông Trương Đức Thái ( con ông Câu Tô) là Dân Biểu Quốc
Hội lúc bấy giờ, xin chiu trách nhiệm liên hệ với ông Bộ Trương lâm nghiệp (
trong chính phủ VNCH) xin cấp giấy phép khai thác 500 mét khối gỗ quý hạng nhất
( gỗ kiền kiền) miễn thuế đem về giao cho ông Lê văn Sâm để trích ra phân phối
bán cho các chủ khai thác gỗ ở Huế để lấy tiền làm nhà Thờ. Riêng ông Sâm cũng
lãnh nhận một phần và khai thác gỗ kiền đem về cúng toàn bộ để xây dựng nhà Thờ
( nhà Thờ đều toàn dùng gỗ kiền)
Số tiền thu trích bán các khối gỗ cọng với số tiền vay
mượn của Toà Tỏng Giám Mục 350.000$00 và các ân nhân cúng hiến, ông Lê văn Sâm
liên hệ với Cha Thiện và đích thân làm đốc công tính toán lo xây cất nhà Thờ.
đồng thời kết hợp với ông Câu Trưởng Lê Quang Đào, 2 ông Biện Họ là ông Lê văn
Hiệp, Lê Cháu, cùng các ông Đinh văn Lượt, Huỳnh Tiên (tức Thiện) và Lê văn
Lân,v v… đảm trách phụ Đốc công . ngoài ra còn có các vị Bô Lão, các giới Nam
Nữ trung và thanh niên trong Giáo Xứ thỉnh thoảng đến phụ giúp công việc trong
công trình xây dựng.
Thật tế ra là ông Lê văn Sâm đã hy sinh hết mình, vừa
trí tuệ, sáng tạo công sức lại còn cống hiến vật chất, tiền của quyết tâm xây
dựng cho bằng được Ngôi Thánh Đường khang trang, kiên cố, bền vững, nhằm cho
mai hậu.
Công trình xây dựng Ngôi Thánh Đường khởi công vào đầu
năm 1961 đến tháng 8 năm 1962 hoàn thành, trong Họ đã tổ chức lễ khánh thành
nhà Thờ rất trọng thể và đã được TỔNG GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC Tổng Giáo Khu Huế
vào chủ Lễ cùng làm phép nhà Thờ.
Sau khi nhà Thờ Lăng cô đã xây dựng và khánh thành
xong, thì ông Lê văn Sâm đã trao đổi một số gỗ của ông cho một đơn vị quân đội
ở Huế, để Đơn Vị này cung cấp lại cho Giáo Xứ
một chiếc xe GMC và tài xế về tại Lăng cô giúp vào việc chở đất để lấp
đầy cái bàu cạnh đường nhà Thờ, chủ yếu là có mặt bằng để chuẩn bị xây cất một
trường trung học công giáo. với công tác nầy, toàn bộ giáo dân trong giáo xứ
phân công nhau đi theo xe xúc đất đem đắp bồi cái bàu sâu rộng, thời gian chở
đất bồi đầy cái bàu nơn một tháng và đã có mặt bằng, hiện nay đã trồng một số
Dừa. cùng trong thời gian này, ông Cựu Câu Trưởng Trương Tô và ông Câu Trưởng
hiện thời Lê Quang Đào có dâng cúng cho nhà Thờ một bàn Thờ gỗ để Cha dâng
Thánh Lễ. sau đó Cha Lê văn Thiện đổi, Ngài Quản Xứ tại Lăng Cô từ tháng 8 năm
1953 cho tới tháng 3 năm 1966
Sau cuộc chỉnh lý ngày 1-1-1961, tình hình đẫ làm tổn
thương cho việc thờ phượng Chúa, nói chung là toàn cõi miền nam, nói riêng là các
địa phương, đặc biệt là các phần tử kỳ thị tôn giáo quá khích, xách động một số
người thiếu ý thức a tùng làm náo động, muốn đàn áp người Công Giáo, luật pháp
cũng như chính quyền lúcđó chưa ổn định được, một số đông thuộc thành phần
thanh niên mạo xưng lá sinh viên, học sinh tha hồ vu khống cho rằng người công
giáo giết người,…. Vì họ cho rằng NGÔ triều là gia đình trị và thuộc thành phần
công giáo, tóm lại là bọn nầy có một ý đồ phản lại người công giáo. Tại giáo xứ
Lăng cô, bọn này nói rằng ngân khoản dùng vào việc xây dựng Ngôi Thánh Đường Lăng
Cô là nhờ sự giúp đở của chính quyền Ngô Triều, bọn chúng cũng biết rõ ông Lê văn
Sâm đã cộng tác với Cha Thiện xây dựng Ngôi Thánh Đường, vì vậy mà bọn nầy đã tìm
cách truy lùng tầm nả ông Lê văn Sâm để trả đủa, nhưng ông Lê văn Sâm đã tránh đi
nơi khác.
Sau một thời gian, chính quyền đã ổn định được vấn đề
an ninh trật tự, thì tại nhà thờ Lăng cô số ghế đã được đóng xong và đầy đũ ( Đóng
bằng gỗ Chò chỉ)
Vào ngày 5-5- 1966, Cha Trần văn Cần được Toà Tổng Giám
Mục bổ nhiệm đến Quản Xứ tại Giáo Xứ Lăng
cô . Cha Cần có sự quan hệ với Giáo Xứ Lăng Cô, vì Cụ thân sinh của Ngài quê ở
Phủ Cam Huế, trước đó có vào ở tại họ Hói Dừa thuộc Giáo Xứ Lăng Cô, để quản lý
khu đồn điền của ông Nguyễn văn Nghi, vào năm 1947, quân đội Pháp đổ bộ lên đất
nước Việt Nam (thời kỳ đó Cha chưa thụ phong Linh mục) Cha Cần có vào tạm cư với
Cụ thân sinh Ngài tại Hói Dừa một thời gian, sau đó Ngài trở về Huế Thụ phong
Linh mục, đến tháng 3 -1966, Ngài được bổ nhiệm vào Giáo Xứ Lăng cô, Cha Cần còn
trẻ tuổi, sự nhiệt thành hăng say hoạt động sẵn có đã đem lại cho Giáo Xứ phấn
khởi tiến lên để làm sáng danh Chúa, nhưng vì lý do đặc biệt về Công vụ, nên Ngài
được lệnh trở về lại tại Toà Giám Mục, Ngài chỉ ở lại Giáo Xứ Lăng cô trong vòng
10 tháng, tuy vậy mà Ngài đã có công cất thêm một căn nhà của Cha sở, đến ngày
28 tháng 12 năm 1966 thì Ngài đổi.
Vào ngày 28-12-1966, Cha Raphael BỬU HIỆP đến Quản Xứ
Lăng Cô thay thế Cha Cần, Cha Hiệp là dòng Hoàng tộc, có khiếu và có khả năng về
tổ chức giáo dục, Ngài đã có công xây dựng trường trung học Nhân Vị tại Lăng Cô
do chính Ngài làm Hiệu Trưởng, Ngài có ý để cho
số học sinh cấp 2 trong toàn xã đến học cho gần, Ngài có khả năng về ngoại
ngữ, có tài về ngoại giao, cùng quen biết với các cấp lãnh đạo trong chính quyền
hiện hữu và một số sĩ quan cao cấp trong quân đội lúc bấy giờ, nên Ngài có nhiều
uy tín, vì thế mà Ngài đã tự sáng lập ngôi trường trung học Nhân Vị. Cha Hiệp Quản
Xứ Giáo Xứ Lăng cô được 6 năm thì Ngài đổi vào hạ bán niên 1972. Thời gian nầy ông
Đinh văn Lượt làm Chủ Tịch HĐGX và tiếp đến là ông Nguyễn Đảng làm Chủ Tịch,
trong thời kỳ Cha Bửư Hiệp làm Quản Xứ lăng cô.
Ngày 15-8-1972, Cha Hồ đắc Liên đến Quản Xứ Lăng cô
thay Cha Hiệp, Cha Liên tuy Ngài đã có tuổi, nhưng Ngài vẫn còn thiện chí hoạt động,
Ngài thường đến thăm viếng an ủi các gia
đình giáo dân trong giáo xứ, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, Ngài đi thăm hầu
hết các giáo dân, ngoài ra Ngài còn đến thăm viếng các Cụ Bô Lão, thân hào nhân
sĩ ngoại giáo trong làng để xây tình thiện cảm, Ngài tuy có tuổi nhưng tính tình
rất vui vẻ. Thời kỳ Cha Liên ở Lăng cô, thì ông Trương đình Lệ được bầu làm Chủ
Tich HĐGX, ông Lệ đã dùng công quỉ của Giáo Xứ mua một máy phát điện để cung cấp
ánh sáng trong nhà Thờ và cung cấp thêm ánh sáng cho một số gia đình trong giáo
xứ để thu tiền lo việc Phụng Vụ.
Qua một thời gian hơn hai năm, đến tháng 3- 1975, chiến
cuộc sôi động trầm trọng, quân đội chính quyền miền nam đã tự rút lui toàn bộ, đội
miền Bắc tràn vào giải phóng, nhân dân chạy tán loạn, tại lăng cô, Cha Liên cùng
toàn thể giáo dân cùng nhân dân trong địa bàn xã Lộc Hải đều cùng nhau tán loạn
vào Đà nẵng, người nầy dùng thuyền, người khác dùng xe, còn một số phải đi bộ
qua đèo Hải Vân vào đà nẵng để tránh cuộc chiến. cũng vì cuộc chạy loạn nầy mà
một số sổ rửa tội và Thêm sức từ thời xa xưa để lại đều bị thất lạc. Thời gian
nầy ông Nguyễn Tỵ làm Chủ Tịch HĐGX thay thế ông Trương đình Lệ đã mãn nhiệm kỳ.
Trong những ngày chạy loạn vào tạm trú tại thanh binh Đà nẵng, Cha Liên và giáo
dân đều bám sát với nhau, vì đoàn chiên ở đâu thì kẻ chăn phải ở đấy. Thời gian
vào tại Đà Nẵng khoảng nửa tháng, thì quân giải phóng của miền bắc đến tiếp thu và lập chính quyền
lâm thời, qua một thời gian nương náu tại Đà Nẵng, sau đó thấy tình thế có phần
ổn định và an ninh trật tự được vản hồi, Cha Liên và một số giáo dân lần lượt
trở về tại Lăng cô, còn một số giáo dân khác thì tuỳ theo phương tiện theo tàu
thuỷ chạy vào Cam Ranh, Nha Trang, Sài Gòn, Phú Quốc,v .v …. , tuy nhiên sau ngày
giải phóng toàn bộ đất nước, thì số giáo dân này lần hồi trở về lại quê nhà tại
Lăng cô.
Tại Giáo Xứ Lăng Cô, sau ngày giao tranh của chiến cuộc,
Cha Liên và giáo dân hồi cư về địa phương thấy cảnh điêu tàn của Ngôi Thánh Đường
bị hư sập đổ nát 1/3, nhà Cha Sở, khu nhà ở và Trường tiểu học Mai Khôi của các
Nữ Tu Dòng CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỂM Phú Xuân Huế
tại Lăng cô đều bị trọng pháo do chiến cuộc tàn phá hư hại 100%. Ngôi Thánh
ĐƯơng , thì bị hư sập một mái nhà lợp ngói từ trong ra đến ngoài, vách tường bị
đổ vở hết 1/3 của bờ tường phía nhà Cha Sở, tháp nhà Thờ xây bằng đá bị đổ hết
một góc từ trên xuống dưới, cửa nha Thờ đóng bằng gỗ Kiền, cửa lá sách và cửa gương
màu đều bị hư hại 50%, cảnh tượng đổ nát tạo nên nỗi đau lòng của giáo dân, và
Cha Liên vì xét rằng là sau này không có cách gì mà sữa sang tu sữa được nữa.
Trước ngày Cha Liên và giáo dân trở về thì đã có một số người về trước, trong đó
cũng có người công giáo thuộc thành phần bất hảo mà hiện nay có nhiều người biết
rõ, vì đã mục kích việc của họ đã làm lúc bấy giờ, đã cùng nhau ngang nhiên đến
tháo gở tôn, gỗ, tủ bàn của Giáo Xứ, lấy các đồ dùng riêng của Cha Sở, cở sở và Trường Tiêu Học Mai Khôi của các Nữ Tu, nhà Hội Quán của Giáo Xứ cũng đều bị số
người này tháo gỡ hết cùng cướp đoạt các đồ dùng trong nhà luôn.. các đồ dùng dành
riêng cho việc phụng vụ của Cha Liên và của giáo xứ củng không còn. Trước cảnh
tượng nầy, Cha Liên không có nhà ở, số đồ dùng Phụng vụ không có, nên buộc lòng
Cha Liên phải về Toà Tổng Giám mục, các Nữ tu cũng phải về Dòng tại Huế. Giáo Xứ
Lăng cô lúc bấy giờ như đàn chiên không người chăn dắt. Thời gian nầy ông Nguyễn
Đắc Lợi đựơc bầu làm Chủ Tịch HĐGX thay thế ông Nguyễn Tỵ, để lo sắp xếp việc điều
hành giáo xứ. với cảnh điêu tàn đổ nát như vậy, như không ngã lòng, toàn thể giáo
dân trong giáo xứ đã tự động đến dọn dẹp và thu dọn tháo gỡ những gì đang bị đổ
vở, sắp xếp lại cho gọn gàng tại nhà thờ, tại nhà Cha, nhà Hội quán và các cơ sở
của các Nữ tu. Lúc đó toà Tổng Giám mục phải nhờ Cha BARTÔLÔMÊÔ NGUYỄN VĂN PHƯỚC
Quản Xứ Sao cát đến kiêm nhiệm Giáo Xứ lăng cô từ đó đến nay. Nhà Thờ đang còn đổ
nát, nhưng để có nơi Cha Cử hành Thánh Lễ, toàn thể giáo dân trong giáo xứ đã cùng
nhau thu nhặt số tồn còn sót lại trong khuôn viên nhà Cha, các cơ sở Nữ tu, nhà
Hội quán, đồng thời cùng lên Lập An tháo dở lấy tôn nhà Thờ Quảng Vân của Cha
Trúc biếu cho Giáo Xứ Lăng cô, giáo dân đã thu xếp toàn bộ số tôn đem che lợp tạm
thời cho khỏi mưa nắng một phần ở nơi Cung Thánh của nhà Thờ để Cha Cử hành Thánh
Lễ, còn số tôn rỉ sét và lủng thì lợp ở phía ngoài để giáo dân đến Dâng Lễ. ( Tại
Lập An Cha Trúc có đưa một số người công giáo Quảng trị tị nạn ở Đà nẵng trong
biến cố 1973, về thành lập giáo xứ Quãng Vân năm 1974. Sau ngày giải phóng, giáo
dân Quãng Vân đều trở vê nguyên quán )
Về tài sản và công quỷ của Giáo Xứ thì không có, vì vậy
các Cha Quản Xứ trước đây phải tự lo vấn đề sinh sống hằng ngày, tuy nhiên ruộng
của giáo xứ cũng có khoảng 2 mẩu tại Hói Dừa, nhưng khi xin được các Nữ tu về
giúp đở Cha Quản Xứ để dạy giáo lý và mở Trường Tiểu Học Mai Khôi để dạy văn hoá
cho con em trong giáo xứ, thì giáo xứ đã giao số ruộng này cho các Nữ tu quản lý lấy lợi tức giúp cho sự
sinh sống hằng ngày. Tại Thôn Lập An giáo xứ cũng có 2 bàu ruộng khoảng 8 Sào,
do ông Nguyễn thanh Liêm cúng để lo việc phụng vụ trong nhà Thờ. Nhưng sau ngày
giải phóng tháng 5 năm 1975 chính quyền hiện hữu đã thu hết số ruộng ở Hói Dừa
và Lập an giao cho tập đoàn Nông Nghiệp canh tác hết, từ đó đến nay giáo xứ Lăng
cô không có một tài sản công quỷ nào khác. Đối với thời cuộc hiện nay, Cha Phước
phải kiêm nhiệm thêm giáo xứ Lăng cô nữa, và Ngài vẫn vui vẻ chấp nhận.
Cha Phước là một vị Linh Mục giáo sư, rất thông minh,
biết nhiều ngoại ngữ như Pháp văn, Anh văn và Hán văn còn những môn Việt văn và
La Tinh thì chính môn ruột của Ngài, đặc biệt là các từ ngữ rất thông suốt và
giảng giải rất rõ ràng. Tích sử các Thánh của các lễ Kính và Nhớ quanh năm, Ngài
biết rất rõ ràng hầu hết sự tích của các từng vị Thánh một. Các Thánh tử đạo Việt
nam đều biết tên và tiểu sử cùng cách tử đạo của mỗi Vị. Ngài tham khảo rất nhiều
sách, kể cả sách ngoại ngữ, nên đã hiểu rất nhiều. Bài giảng của Ngài rất phong
phú và hấp dẩn, mọi thành phần dân trí đều hiểu được rõ ràng, Phúc âm và Thánh
thư của ngày lễ nào thì Ngài lấy đó mà giảng giải cho giáo dân trong ngày lễ đó.
Thời giờ của Cha Phước đều có thời khoá biểu, nên rất quý thời giờ, làm một việc
gì đều có chương trình kế hoạch và rất đúng giờ. Sức khoẻ của Ngài tuy thấy mập
khoẻ, nhưng cũng thương đau bệnh luôn, thỉnh thoảng phải đi khám bác sĩ và chữa
bệnh, dù vậy mà phải mà phải nhận đảm trách hai giáo xứ rất đông. Nhờ ơn Chúa
ban và sự khắc phục cố gắng của Ngài, nên đã chu toàn nhiệm vụ chăn dắt hai đoàn
chiên của hai giáo xứ từ đầu năm 1975 đến nay. Ngài rất trọng tâm lo dọn bài giảng
của các lễ hằng ngày, nhất là vào các ngày lễ Chúa Nhật, cốt yếu để đem lời Chúa
in sâu vào mỗi tâm hồn của giáo dân và thực thi đúng như lời Chúa dạy, ngoài ra
còn nghiên cứu biên soạn về giáo lý căn bản để dạy dổ cho số thanh thiêu niên của
hai giáo xứ. Việc cử hành Thánh Lễ, thì ngày Chúa Nhật, Cha phải làm 2 Thánh Lễ
cho 2 giáo xứ, còn ngày thường thì vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 làm Thánh
Lễ tại Sao cát, còn các ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7 làm Thánh Lễ tại Lăng cô. Đoạn
đường từ Sao cát đến Lăng cô xa chừng 1 Km mà Cha Phước phải đi bộ đến làm Thánh
Lễ tại Lăng cô và phải đi ngược lại về Sao cát. Vào mùa thu gió rét lạnh, mà Ngài
khắc phục chịu đựng để đi đến cử hành Thánh Lễ rất đúng giờ..
Trong giờ gian nầy, máy phát điện của giáo xứ mà ông
Trương đình Lệ đã mua xử dụng trước đây, nay không đũ phương tiện để hoạt động
lại, nên đã bán lấy tiền lo việc khác, khi vừa bán máy xong, thì đúng vào lúc Nhà Nước đổi bạc, thu hồi loại bạc của chế độ cũ và cho lưu hành loại bạc mới của
chính quyền hiện hữu, số tiền bán máy điện của giáo xứ không gởi kịp cho tư nhân
nhận đổi dùm, đành phải bị bỏ.
Sự hoạt động của các Tôn giáo phải tuân theo Nghị quyết
192 của Hội đồng Bộ Trưởng nước CHXHCN, mọi sự hội họp, tổ chức các ngày lễ lớn,
như Lễ Giáng Sinh, Lễ Vọng Phục Sinh, tổ chức ban phép Thêm Sức đều phải có chương
trình và buộc phải xin phép trước. Ngoài ra muốn sữa chữa một công trình gì dù
lớn hay nhỏ đều phải xin phép, nếu chưa có phép thì không được làm, nên gặp rất
nhiều trở ngại khó khăn..
Còn Ngôi Thánh Đường thì qua một thời gian chịu đựng với
mưa gió, hiện thời đã bị dột ước, vì số tôn cũ rét sắp lủng hư, thì gặp lúc số
giáo dân và Cha Quản Xứ của Giáo Xứ Quãng Vân thuộc khu vực trên Lập An đã dời đi
lập nghiệp nơi khác, để lại Ngôi Thánh Đường lợp bằng tôn còn tốt, Cha Phước báo
Giáo Xứ Lăng Cô biết là Ngôi Thánh đường Quảng Vân do ngân sách của Tòa Tổng Giáo
mục Huế cung cấp để xây dựng, nên giáo xứ làm đơn xin chính quyền cho phép dở
nhà Thờ lấy số tôn đem lợp nhà Thờ Lăng Cô, đơn này có sự xác nhận của toà Tổng
Giám mục. Sau đó được sự chấp thuận của chính quyền cho phép tháo gở, nhưng chỉ
nhận được một phần nửa số tôn của nhà thờ mà thôi, còn một phần nửa tôn còn lại
thì cho Hội phụ huynh học sinh trong xã. Khi đem số tôn nầy về thì giáo dân cùng
nhau lấy tôn tốt lợp nhà thờ và tháo gở tôn củ bán lấy tiền cùng vào việc khác.
Với chính sách của nhà nước hiện hữu áp dụng về tôn giáo,
nên gặp nhiều trở ngại, việc cử người để giữ chức vụ trong Hội đồng giáo xứ phải
trình uỷ ban duyệt xét, số người và giáo dân muốn bầu đặt thì bị thuộc vào diện
ngụy quân, ngụy quyền, liên hệ gia đình vượt biên vượt biển, và gia đình liên hệ
nước ngoài thì bị chính quyền báo bỏ, vì vậy dù bầu đặt các vị cao niên không
thuộc vào các diện trên, để giữ chức vụ trong Ban Hội Đồng giáo xứ, thời gian nầy
giáo dân bầu cử ông Phan SOẠN tức là ông KHIÊM làm chủ tịch, còn việc điều hành
sắp đặt trong giáo xứ thì có một số anh em có thiện chí yểm trợ với ông chủ tịch
để lo. Chính quyền còn đổi danh từ Hội đồng giáo xứ thành Ban Hành giáo, ông chủ
tịch phải dùng danh nghĩa là Trưởng ban. Qua một thời gian ông Phan Soạn đã già
yếu nên đã bầu ông Trương Công VÃNG làm chủ tịch tức là Trưởng Ban Hành giáo. Ông
Vãng và giáo dân thấy nhà thờ cao quá mà lợp tôn, nên đã nhiều lần bị các cơn bão
làm bay lột tôn, do dó mới mua tre đem về cột chần lại toàn bộ một mái nhà tôn
của nhà thờ. Còn vách tường của nhà thờ đang còn đổ vở nhiều nơi, lúc bấy giờ
ngân quỷ không có, chính quyền cấm ngặt không được phép quyên góp của giáo dân,
vật liệu xi măng khan hiếm khó khăn, Cha Phước bèn nói với ông Vàng hãy mua trấu
tại các nhà máy xay lúa, đem về đốt thành tro trọn với vôi Long thọ để xây lại,
ông Vàng đã làm như vậy và đã thực hiện xây vá được những nơi đang bị đổ vở của
bờ tường nhà thờ.
Sau thời kỳ ông Trương Công Vãng mãn nhiệm kỳ thì ông
Phạm PHÚ làm chủ tịch. Chiếu theo lệ, thì thời gian từ trước đến nay trong vòng
3 năm thì bầu cử một Ban Hội đồng mới để thay thế Ban Hội đồng củ.. sau thời
gian đó, giáo dân bầu ông Trương Công Phụng làm chủ tịch. Trong năm 1985, cơn bão
số 8 đã làm hư hại nhà cửa rất nhiều, riêng nhà thờ Lăng Cô cũng bị cơn bão nầy
làm lột bay một số tôn và ngói, thừa cơ hội cơn bão nầy, Cha Phước nói với ông
Phụng làm đơn trình với chính quyền xin phép tu sửa Ngôi Thánh đường Lăng Cô. đồng
thời cũng viết thư gởi cho số anh em quê ở Lăng Cô hiện đang ở làm ăn tại nước
ngoài, nhờ họ giúp đỡ để tu sửa nhà thờ do cơn bão số 8 tàn phá, ông Phụng được
Cha bảo như vậy nhưng còn do dự chưa dám làm đơn, vì biết rằng Giáo xứ không có
một ngân quỷ nào hết, nếu làm đơn mà chính quyền cho phép thì ngân quỷ đâu mà
tu sửa, nhưng sau đó Cha vẫn buộc phải làm đơn lấy lý do cơn bão số 8 làm hư hại,
Ngài biết vấn đề xin được phép chính quyền là khó khăn gấp bội hơn là vấn đề tạo
ra ngân quỹ, vì vậy mà ông Phụng đã làm đơn trình chính quyền xin phép tu sữa.
Thời gian gần một năm, qua sự điều tra đúng sự thật, nên chính quyền chấp thuận
cho Giáo xứ được tu sữa nhà thờ. Mặc dù được phép chính quyền mà chưa có ngân
quỹ nên đã kéo dài thời gian khá lâu mà chưa thực hiện. Chính quyền đã có lần mời
gọi ông Phụng hỏi và thúc đẩy việc tu sữa. Trong khi đó có sự ban định giữa Cha
và Hội đồng giáo xứ, nên Giáo xứ đã đến mượn tại những gia đình có thiện chí, mỗi
người một chỉ hoặc hai chỉ vàng, góp lại đặt mua ngói, gỗ, xi măng, cát và một
số vật liệu dùng vào việc xây cất. Cũng thời gian nầy, tại Sài Gòn có 2 gia đình
là ông Trương Học và ông Trương Đức Hội có gởi về giúp đở cho giáo xứ để phụ vào
việc tu sữa nhà thờ, mỗi người một chỉ vàng. Nhà thờ đã khởi công tu sữa vào ngày
5-3-1987 và đã kết thúc vào ngày 2-4-1987, như vậy trong vòng một tháng. Trong
lúc đang tu sữa nhà thờ thì có một số anh em công giáo quê ở Lăng Cô đang sinh
sống ở nước ngoài có gởi về cho Giáo xứ một lượng vàng để phụ vào việc tu sửa
nhà thờ, nhờ vậy Giáo xứ có đủ ngân quỹ mạnh dạn tiến hành. Cũng nhờ sự thiện
chí của Ban Hội đồng giáo xứ và Ban Đốc công tận tâm hăng say hoạt động, ngoài
ra toàn bộ giáo dân đã tích cực tham gia mọi công tác, kể cả các cụ già và trẻ
em, đủ mọi thành viên, mấy bà cụ già thỉnh thoảng cũng đến ủng hộ cho của ăn và
thức uống. Sự gia công tu sửa thì người làm thợ nề được thì giúp vào việc nề,
người nào có khả năng về mộc thì giúp vào việc mộc, còn một số anh em khác thì
giúp vào các việc như tiểu công phụ thợ.. Chỉ đặc biệt thuê 2 người thợ nề chính
trả tiền công, còn bao nhiêu toàn bộ Hội đồng và giáo dân đều ăn cơm nhà đến làm
việc, Giáo xứ không phân bổ chia công gì cả, mà giáo dân đều tự nguyện đến làm
việc từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất. Những công việc có tính cách tập thể
như đem ghe chở cát, chở gỗ tại Hói Dừa, thì toàn bộ giáo dân đều đồng loạt đem
ghe đi chở đem về tại bến. Ngay tại bến, khi ghe chở về thì có số giáo dân tập
trung chuyển lên nhà thờ ngay liền sau đó. Cũng nhờ sự hăng say đoàn kết, nhất
là một số giáo dân trong giáo xứ thuộc xóm An Bằng đã tận tình trong mọi công tác
tu sửa, nên công việc được tiến hành nhanh chóng và phấn khởi. Đối với chính
quyền, việc tu sửa nhà thờ phải phúc trình từng giai đoạn như ngày khởi công, đang
lúc còn tu sửa và ngày kết thúc đều phải phúc trình liên tục để họ theo dõi,
tuy nhiên hộ có bí mật đặt người để quan sát hằng ngày, có một lần họ thấy giáo
dân đang làm bộ giàn giá cây gỗ đồ sộ cao lên đến móc tháp nhà thờ để cho thợ nề
lên tô xây những nơi hư bể, họ tưởng rằng giáo xứ làm đại sự nên liền gởi giấy
mời ông chủ tịch Trương Công Phụng đến tại cơ quan xã để xét hỏi, sau đó họ buộc
phải đình chỉ việc tu sửa, nhưng giáo dân vẫn liều và tiếp tục công trình tu sữa,
thấy vậy, chính quyền họ cũng thông qua luôn.
Công việc tu sửa được hoàn hão, từ trong cũng như ngoài
sơn quét lại toàn bộ ngôi thánh đường và tháp, tuy nhiên còn số cửa nhà thờ đóng
bằng gỗ kiền bị mãnh đạn làm hư bể rất nhiều mà chưa sửa chửa được vì không còn
ngân quỹ, chờ cơ hội khác. Cha Phước, vì Ngài ở Sao-Cát, xa Lăng Cô nên không
trực tiếp hằng ngày để quan sát việc của giáo dân đã làm trong thời gian tu sửa,
nhưng Ngài theo dõi từng giai đoạn, nhưng mỗi chiều thứ 3, thứ 5 và thứ 7 cũng
như ngày Chúa Nhật Cha đến làm lễ thì cũng biết mọi tiến triển của giáo dân đã
làm.
Nhà thờ đã tu sửa được tốt đẹp tương đối như trước,
Cha Phước và giáo dân đều vui vẻ sung sướng, nhà thờ phượng Chúa xứng đáng. Giáo
xứ có xin Cha Phước một lễ tạ ơn Chúa, vì mọi sự đều được Chúa ban ơn và quan
phòng cho giáo xứ tu sửa Ngôi Thánh Đường được tốt đẹp hoàn chỉnh, đúng như lời
Cha Phước nói với ông Phụng rằng : ‘ ông đừng lo, việc Chúa, Chúa lo’ lời nói của
Cha nói trong khi Thầy Chữ dòng Thánh Tâm ( con của ông Học ) ở Sài Gòn đem ra
một lượng vàng của số anh em ở nước ngoài gởi về để giúp vào việc tu sửa nhà thờ,
Cha Phước đã trao lại cho ông Phụng đem về lo việc tu sửa. Cũng nhờ Chúa quan
phòng, mà trong thời gian tu sửa biết bao nhiêu việc nặng nề và hiểm nghèo, mọi
công trình tái thiết xây dựng đã được hoàn thành viên mãn. Thì cũng đã mãn nhiệm
kỳ ông Chủ Tịch Trương Công Phụng. Cha Phước và hầu hết toàn thể giáo dân đề
nghị ông Phụng tiếp tục làm thêm một nhiệm kỳ nữa ( vì bầu bán thay người đang
còn gặp khó khăn)
Cha Phước tuyên bố trước cộng đoàn giáo dân (ngày Chúa
nhật) .Thành lập Ban Thường vụ Hội Đồng mới ( nhiệm kỳ 1989- 1992) gồm có ông
Trương công Phụng Chủ tịch, ông Lê Thể
Phó chủ tịch, ông Lê Đinh Phó chủ tịch, ông Lê Dị Thủ Quỷ, Anh Đinh ngọc
Thơ làm Thư ký.
Ban Thường vụ HĐGX nhận chức và bắt tay vào công việc
kiến thiết và xây dựng các cơ sở đang cần như: nhà Cha sở, nhà ở của các Nữ tu,
Trường Mai Khôi Lăng cô, nhà Hội quán v.v… (Các cở sở này đều bị bom đạn hư hỏng
100%). Trước mặt ưu tiên xây dựng nhà Cha sở, để có nơi mỗi lần Cha Phước xuống
Lăng cô làm lễ và sau đó nghỉ ngơi, cũng như sẵn sàng khi Toà Tổng Giám mục bổ
nhiệm Cha Sở mới về Quản Xứ để có nhà ở , Thường vụ Hội Đồng lên bản thiết kế và
đề ra phương án xây dựng, đồng thời gởi thư cho các anh em trong giáo xứ hiện ở nước ngoài xin trợ giúp
tiền bạc, mặc khác viết đơn trình chính quyền xin phép tái thiết lại nhà Cha Sở.
Trong lúc chờ đợi, thì HĐ đang còn một ít quỷ và mượn đở
trong giáo dân để mua sẵn các vật liệu xây dựng, qua thời gian thì đã nhận được
tiền của anh em gởi về, và cũng được sự chấp thuận cảu chính quyền. HĐGX đã tổ
chức cuộc họp toàn thể giáo dân công bố các dự liệu và triển khai xây dựng. mọi
người mọi giới đều hăng say tận tuỵ tham gia mọi công tác xây dựng, nhà gồm có
4 căn và hai hiên trước sau đày đủ tiện nghi, ( xây dựng từ ngày 23-4-1990 đến
22-9-1990) xong công trình xây dựng nhà Cha, tiếp đến làm bàn thờ mới bằng đá láng
bóng để thay thế bàn thờ gỗ đã cũ kỷ hư hỏng, đồng thời cũng sữa chữa lại Cung
thánh, mọi việc đều được tu sữa tốt đẹp, toàn bộ cửa gương của nhà thờ bị bể
nát hoàn toàn ( ảnh hưởng bom đạn năm 1975) cũng được sữa ráp sơn lại như cũ. lại
còn mua máy phát điện cở lớn hơn để thay máy nhỏ hầu đủ tiện nghi cung ứng các
số đèn dùng trong nhà thờ và các ngày lễ lớn.
Cuối năm 1991 Cha phước đang ở GX Sao cát thì Ngài bị
bệnh, phải đi điều trị tại Huế, khoảng 2 tháng, Cha Phước nhờ Cha Quý ở GX Thừa
Lưu vào làm lễ thay cho Ngài tại GX Sao cát qua các ngày thứ 7 và Chúa Nhật. Còn
HĐGX Lăng cô thì xin Cha Phượng ở GX Loan Lý đến làm lễ ngày Chúa Nhật và thứ
7.
Sau thời gian điều trị tại Huế về, thì không hiểu lý
do nào mà Cha Phước không ở GX Sao cát nữa mà Ngài xuống ở ngay tại lăng cô. GX
rất lấy làm vui mừng vì đã có chủ chăn trực tiếp( Toà Tổng Giám mục nhờ Cha Quý
GX Thừa lưu, Cha Phượng GX Loan lý đến Sao cát làm lễ vào các chiều thứ 7 và Chúa
Nhật.
Trong Giáo Xứ Lăng cô, số gíáo dân ngày càng tăng, Nên
ngày Chúa nhật Cha phải làm 2 lễ, sáng cho người lớn, buổi chiều dành cho trẻ
em, Cha phước có trinh xin cho ông Lê văn Nhung được thừa tác viên đưa Mình Thánh
Chúa giúp Cha cũng như đọc Thánh Thư trong các ngày lễ.
Để chuẩn bị cho ngày đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày thánh
lập giáo xứ Lăng cô ( 1982-1992) và ngày 26-6- 1992 là ngày lễ Thánh tâm Chúa
Giêsu bổn mạng của Giáo xứ. HĐGX đã trình
Cha và xin hướng dẫn, đặt kế hoach, cách tổ chức mọi sự mọi việc để lo trong ngày
Đại Lễ. HĐGX sữa lại Cung Thánh, cửa Thánh Đường, sơn quét toàn bộ nhà thờ ở bên
trong và ngoài, kể cả tháp từ trên xuống dưới, trong nhà thờ cũng đặt mua bộ tượng
14c cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu bằng thạch cao, thay thế bộ tượng cũ, ngoài ra
còn đặt may 7 áo lễ các màu, bình Thánh, Hào quang, bình xông Hương. v.v…. để dùng
trong phụng vụ.
Thời gian gần đến ngày đại lễ kỷ niệm 100 năm 9
26-6-1992) HĐGX khẩn khoản gởi thư đến hết thay anh chị em bà con, cô bác, các ân
nhân, hiện đang làm ăn sinh sống ở xa xuôi, trong nước cũng như ngoài nước, trân
trọng mời thông công với ngày đại lễ trong tinh thần liên kết. đồng thời kêu cầu
sự giúp đỡ về vật chất, cùng kính mời về tham dự ngày đại lễ và thăm quê hương
luôn thể.
Sự chuẩn bị của Cha và HĐGX cùng lên chương trình thực
hành.
-
Cha biên thư mời Đức
Giám mục, các Linh mục ở tại Giáo Phận Huế, các Linh Mục ở Hạt Nam Phú lộc.
-
HĐGX trình đơn đến
chính quyền xã, Huyện Phú Lộc, xin phép tổ chức ngày lễ kỹ niệm. in ảnh hình Ngôi
Thánh Đường và thiệp mời ngày đại lễ, gởi đến anh chị em cùng Bà con, cô bác, ân
nhân ở trong nước và Hải ngoại.
Khi đến những ngày áp, nhà Thờ được trang hoàng , băng
cờ , rất đẹp, kể cả sân, đường và cổng nàh thờ, các tư gia ở sát hai bên đường
nhà thờ đều làm vệ sinh sạch sẽ, do đó, từ ngoài cổng xem vào thấy cảnh rực rỡ
muôn màu, giáo dân lui tới tấp nập. Tháp nhà thờ và mặt tiền đường được kiến trúc
theo kiểu tân kỳ, hiện lên trong cảnh hùng vĩ và uy linh giữa hai hàng dừa cúi đợt
vái chào Thiên Chúa, mọi người xa gần đều phải khen ngợi sự đẹp đẽ của ngôi Thánh
Đường Lăng cô.
Mọi việc đều đã chuẩn bị xong, thì nhận được khoản tiền
tương đối của Anh em hải ngoại gởi về để trang trải các sự việc, và nhận được giấy
phép của UB Huyện. đến ngày 26-6-1992 là ngày Đại Lễ. sáng sớm hôm đó, hai người
thợ quay phim đã quay các canhr vật thiên nhiên, như biển, núi rừng, sông đầm,
cầu Lăng cô, các đoạn đường quanh co dưới chân đèo Hải vân đang khi các chiếc
xe lớn nhỏ chạy lên xuống. cây cối, nhà cửa chung quanh quần đảo Lăng cô. ngoạn mục thay cho cho mặt
tiền của nhà thờ, tháp nhà thờ cao vót và nhà thờ mới sơn quét được nổi lên trước
nền trời xanh biếc của buổi sáng tinh sương, cọng thêm với băng cờ màu sắc rực
rỡ, được thu vào ống kính của máy quay phim và còn tiếp tục thu vào phim toàn bộ
cuộc lễ từ đầu chí cuối, cũng như các cuộc vui kế tiếp trong ngày đại lễ.
Toàn thể giáo dân quần áo chỉnh tề nghiêm trang, các Hội
đoàn, các hội vũ giàn chào, hàng hàng lớn lớn nô nức đứng hai hàng chờ xe Đức
Giám mục và các Linh mục vào.
Đến 8 giờ. Xe của ĐGM và các Linh mục vào, thì một hồi
chuông nhà thờ được đánh lên vang dậy, tiếp đó là một giây pháo được đốt lên nổ
vang dội cả vùng thôn xóm, khiến tất cả mọi người kể cả số đông người ngoại giáo
cùng đến xem. Khi xe chạy vào khỏi cổng nhà thờ, đến sân nhà Cha sở, thì hai bên
có giáo dân, các Hội đoàn thanh niên nam nữ mặc đồng phục quần đen áo trắng, thắt
cà vạt, các đội vũ mặc áo dài vàng, khăn vành vàng (do cô Phước ở Sài gòn đem tặng)
và các đội vũ khác trang phục nhiều màu sắc đồng phục rất đẹp, tất cả cầm hoa, đứng
hai bên làm hàng rào danh dự đón chào, xem rất đẹp đẽ và ngoạn mục.
Cha Phước ra tiếp đón Đức Giám mục NGUYỄN NHƯ THỂ và gồm
có trên 10 Linh mục, ngoài ra còn có một số Nữ tu và các Thầy, của nhiều Dòng đến
tham dự, đồng thời có rất nhiều quan khách chính quyền, các Tôn giáo bạn, một số
đông đại diện các giáo xứ bạn của Hạt Nam giáo phận Huế, trong đó có Giáo xứ An
Bàng, Cha Phước thì tiếp Đức Giám mục, các Linh mục các thầy và các Nữ tu tại
nhà Cha, còn HĐGX thì tiếp các quan khách tại nhà Hội quán ( nhà Hội quán được
trang hoàng sơn quét dọn dẹp tử tế để đón tiếp quan khách)
Đúng 9 giờ bắt đầu hành Lễ, Thánh Lễ được tổ chức đồng
tế gồm có trên 10 vị Linh mục, do Đức Giám mục NGUYỄN NHƯ THỂ làm Chủ Tế, với
những phẩm phục màu vàng, trắng rất uy nghi và rực rỡ, ĐGM đội mão, cầm gậy vàng, bước đi từ từ, từ nhà Cha Sở
bao quanh đến trước cửa sân nhà thờ và tiến vào nhà thờ. Trong lúc đó chuông nhà
thờ đánh vang lên báo tin giờ hành lễ sắp cử hành.
Trước khi cử hành Thánh lễ đồng tế, thì các đội vữ bắt
đầu trình diễn các vũ điệu với điệu bộ đẹp đẽ duyên dáng trong các bộ áo màu sắc
lộng lẩy hoà theo nhịp của các bài ca tiếng đàn mới để dâng lên tạ ơn Chúa
trong ngày đại lễ. xong phần vũ điệu, ĐGM nói qua về ý nghĩa của đại lễ kỷ niệm
là Tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho Giáo Xứ Lăng cô qua một thời gian từ ngày thành
lập cho đến nay được 100 năm (1892-1992), tiếp đến là bắt đầu lễ đồng tế, cuộc
lễ được cử hành rất trọng thể và trang nghiêm, sau Phúc Âm, đến phần giảng dụ, ĐGM
giảng một bài giảng rất đầy ý nghĩa và
thấm đậm khiến cho mọi người đều khâm phục. sau phần Thánh lễ, một người đại diện
cho Giáo dân đứng lên đọc lời cám tạ như sau (xem bản đính hậu do Cha Phước dọn)
Phía bên tả của nhà thờ, có tấm bảng ghi 100 năm lịch
sử Giáo Xứ Lăng cô như sau:
100 NĂM LỊCH SỬ GIÁO XỨ LĂNG CÔ ĐỊA PHẬN HUẾ
Thời khai sinh
Thời tự lập
11 năm: 1892 -1903
89 năm: 1903 – 1992
trực thuộc Địa sở Nước Ngọt
và Địa sở Thừa Lưu.
1-
Cố Nhơn Meldibaure
3 năm ( 1903- 1906)
|
6-
L.M Trần văn Lương
2 năm (1938- 1940)
|
10-
L.M Trần văn Cần
10 tháng (1966- 1967)
|
2-
L.M Đặng văn Dỏng
14 năm
(1906 – 1920)
|
7-
L.M Trương văn Lượng
4 năm (1940- 1942)
|
11-
L.M Bửu Hiệp
5 năm ( 1967- 1972)
|
3-
L.M Nguyễn văn Chất
11 năm (1920- 1931)
|
8-
L.M Bùi quang Ninh
9 năm (1942- 1953)
|
12-
L.M Hồ đắc Liên
3 năm (1972- 1975)
|
4-
L.M Văn đình Vĩnh
5 năm (1931- 1936)
|
9-
L.M Lê văn Thiện
13 năm (1953- 1966)
|
13-
L.M Nguyễn văn Phước
17 năm (1975- 1992)
|
5-
L.M Nguyễn văn Phượng
2 năm (1936- 1938)
|
Thánh Lễ đồng tế xong, toàn thể giáo dân, các Hội đoàn,
các đội vũ, đều sắp hàng tiển đưa ĐGM cùng cácLinh mục từ nhà thờ trở về nhà
Cha sở.
Sau thời gian chuyện trò vui vẻ và nghỉ ngơi. khoảng
11 giờ Giáo Xứ mời ĐGM, các linh mục, các thầy, các Nữ tu, các ân nhân dự bửa
tiệc rất vui vẻ tại nhà Cha sở, ngoài ra tại nhà Hội quán cũng được dọn tiệc mời
các quan khách, đại diện các Tôn giáo bạn, các vị bô lão và HĐGX.
Tại các khu vực trong giáo xứ (gồm có 6 khu vực) được
HĐGX cung cấp một khoản tiền tuỳ theo số lượng giáo dân của khu vực, từ người lớn
đến trẻ sơ sinh đều có khẩu phần như nhau, không quyên góp đồng nào của giáo dân,
khu vực nào tổ chức theo địa điểm của khu vực đó, để ăn một bửa tiệc chung vui
trong ngày Đại lễ kỷ niệm này.
Ngày lễ kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Lăng cô, kể
từ sáng sớm tinh sương cho đến hết ngày ( tức là sau khi tiển đưa ĐGM và Linh mục
ra về). thì tất cả đều được thu vào ống kính, kể cả hình ảnh và tiếng nói vào máy
quay phim. cuốn phim này sau đó được chiếu lại trong Video để cho giáo dân xem,
thật là huy hoàng tốt đẹp. Đặc biệt trong ngày Đại lễ này, có anh Lê văn Thành
con ông Lê văn Hiệp ở Mỹ về tham dự. phim được sang thành nhiều cuốn để gởi cho
anh em và ân nhân ở Hải ngoại cũng như ở trong Nước.
Cảm nghĩ của ĐGM
và các Linh mục cũng như các quan khách xa gần không ngờ Giáo Xứ Lăng cô
đã tổ chức được ngày Đại lễ kỷ niệm rất huy hoàng và kết quả tốt đẹp như thế này,
vì một giáo xứ ở xa xuôi, cuối cùng địa bàn của Địa Phận Huế mà có khả năng kế
hoạch để tổ chức ngày đại lễ, các Ngài cũng biết là nhờ có Cha Phước sắp đặt hướng
dẫn, Ban HĐGX có khả năng cọng thêm là một số anh chị em trong giáo xứ nhiệt tình
giúp đở nên đã đồng tâm hiệp ý cùng nhau hợp tác mới tổ chức được tốt đẹp mỹ mãn
như thế. Ngày lễ kỹ niệm 100 năm đã xong, Cha và Giáo xứ lấy làm phấn khởi và tạ
ơn Chúa đã ban cho ngày đại lễ được nắng ráo đẹp đẽ, mát dịu.
Sau ngày đại lễ nầy (năm 1992) Ông Trương công Phụng
xin nghỉ việc vì đã mãn nhiệm kỳ, Cha Phước chấp thuận và ngỏ lời cám ơn ông Chủ
Tịch tuy tuổi già sức yếu và đã vui vẽ hy sinh phục vụ cho Giáo Xứ đến 2 nhiệm
kỳ cùng cọng tác giúp đở với Cha.
Cha Phước đã đưa ra trưng cầu dân ý và đã đồng thanh tín
nhiệm Ban HĐ mới là ông Lê Thể làm Chủ Tịch, ông Lê Đinh phó Chủ Tịch, ông Lê Dị
phó C.T, Anh Đinh ngọc Thơ thủ quỷ, anh Nguyễn Hoàng Thư ký.
việc làm tông đồ Chúa với nhiệm vụ HĐGX mới là cọng tác
giúp đở Cha Quản Xứ, điều hành mọi công việc chung trong giáo xứ, Ban HĐGX cũng
đã vui vẽ hy sinh tiếp tục phục vụ, đối với giáo dân cũng biết lựa chọn và tín
nhiệm các ông trên đây có nhiệt tình, có khả năng và lòng đạo đức để phục vụ, vì
thấy những công việc khó khăn và nặng nhọc mà thời gian trước đây mà họ đã làm
nên đa số giáo dân tin nhiệm lại và đặt vào niêm tin.
Còn vấn đề xin các Nữ Tu, Giáo xứ xét rằng là số giáo dân ngày càng thêm đông, số trẻ em
ngày càng triển nở, thiếu sự giáo dục về đạo đức. Trí dục, nhất là phần giáo lý
căn bản, ca nhạc trong Thánh Lễ.v.v… Cha thì bệnh và tuổi già. một mình Cha không
thể lo bao quát được, nên Cha đã vài lần xin vài Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiểm
Huế vào giúp đở, nhưng chưa có kết quả, vì các Nứ tu kham hiếm và phần đông đều
lớn tuổi, một vấn đề khó khăn hơn nữa là Hộ Tịch Hộ Khẩu không thể thay đổi được,
nhưng sau đó vào ngày 26 – 6 -1992, nhờ dịp lễ 100 năm của giáo xứ, có Bà Mẹ Bề
Trên Dòng Đức Mẹ Vô Nhiểm vào tham dự, thừa dịp nầy, Cha và HĐGX đã gặp và trình
bày xin cùng Bà mẹ cho vài Nữ tu vào giúp cho giáo xứ, tại nàh Cha sở, trước sự
hiện diện của Cha sở và HĐGX, Bà mẹ đã hứa vào khoảng đầu tháng 10 dương lịch,
Dòng sẽ điều động cho 2 Nữ tu vào giúp đở giáo xứ, nhưng phải tạm thời làm một
cái nhà nhỏ vừa cho 2 Nữ tu ở. Trong khi đó Giáo xứ không còn tiền nữa, chỉ còn
ít khoảng đọ trên dưới 3 triệu đồng, không thể xây dựng được. HĐGX phải mời họp
toàn giáo dân trình bày công trình xây cất nhà Chị. Trong khi đó HĐGX yêu cầu
giáo dân có khả năng kinh tế gia đình cho giáo xứ mượn, sau này sẽ gởi thư xin
Hải ngoại về trả lại, hoặc gia đình nào có lòng tốt thì ủng hộ, do đó một số giáo
dân giúp đở bằng cách ủng hộ mỗi người 5 phân vàng, người khác ít hơn, có người
cho mượn một chỉ, nhờ vậy HĐGX bắt đầu vào việc xây cất nhà chị.
Đã chuẩn bị xong một số vật liệu, thì vào ngày 30-9-92
bắt đầu xây cất. Ngôi nhà Nữ tu được xây cất gồm có 4 phòng rộng rải, có đầy đủ
tiện nghi, trước có hiên rộng rải.
Trong khi đang còn xây cất, thì Cha Phước đã có dịp gặp
gỡ nhièu lần các bộ cao cấp của chính quyền như Tỉnh, Huyện, tại nhà Cha, Cha cũng
tỏ bày sự bệnh hoạn và tuổi già của Cha, nên Cha yêu cầu các cán bộ đó, nếu sau
này khi xin được 2 Nữ tu vào tạm trú tại giáo xứ Lăng cô, thì mong họ sẵn lòng
giúp đở bằng cách chấp nhận ký giấy tạm trú cho 2 Nữ tu tại Lăng cô, trước sự
hiện diện cảu Cha, họ đã vui vẽ và bằng lòng giúp đỡ.
Đến ngày 5-10-1992, Ba mẹ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiểm Huế
dẫn đưa 2 Nữ tu Nguyễn thị Toà và Phạm thị Sen vào đến Lăng cô. Trong khi đó,
nhà chị còn đang xây cất chưa xong, nên buộc lòng 2 Nữ tu phải tạm trú tại nhà kế cận. mãi cho đến khi
xây cất xong và sơn quét sáng sủa, thì có bà mẹ của Dòng vào dự lễ thuyên chuyển
giao nhà cho 2 Nữ tu vào ngày Chúa nhật. sau Thánh lễ ngày Chúa nhật, Ban HĐGX
cùng các Cụ ông, cụ bà cùng một số giáo
dân đến tham dự lễ chuyển giao nhà cho 2 Nữ tu trước sự hiện diện của Bà Mẹ đại
diện cho Dòng, đồng thời có Cha Phước đến làm phép nhà. Trưa hôm đó, HĐGX có tổ
chức dọn mời Cha, Bà mẹ và các Nữ tu dùng
một bửa cơm thân mật. Bà mẹ của Dòng và 2 Nữ tu rất hài lòng và sung sứơng với
sự tận tâm xây dựng cấp tóc ngôi nhà nầy. tưởng rằng giáo xứ làm tạm cái nhà nhỏ
tương đối cho 2 Nữ tu thôi, nhưng bây giờ làm được ngôi nhà rộng rải khang trang
và đầy đũ tiện nghi như vậy. Tổng kết phí tổn xây cất nhà nầy trên 13 triệu đồng.
trong khi bắt đầu khởi công, giáo xứ chỉ có trên 3 triệu, nhờ mượn của giáo dân,
nhưng khi làm nhà xong, thì có khoảng tiền anh em Hải ngoại gởi về thì trả hết
nợ và còn dư để lo các công trình khác nữa.
Hai Nữ tu, ngoài việc kinh nguyện, theo qui luật của
nhà Dòng, thì sơ khởi có dạy kèm cho các em nhỏ lớp 2, lớp 3 vào buổi trưa, ngoài
giờ học các em tại trường xã, hiện nay 2 Nữ tu đã thu dạy mẫu giáo cho các em còn quâ nhỏ chưa có thể đến
lớp 1 của xã được. các Nữ tu còn phải đảm đương về ca đoàn của giáo xứ. Ngoài
ra 1 Nữ tu cũng được phép trao mình Thánh Chúa cho giáo dân và kẻ liệt để giúp đở
cho Cha, trên đây là những việc mới bắt đầu hoạt động trong thời gian sơ khai,
sau nầy sẽ có những chương trình hoạt động khác.
Riêng phần Ca đoàn trong giáo xứ, cần có một cái đàn lớn
hơn để đáp ứng cho nhà thờ rộng mỗi khi có thánh lễ, mặc dù trước đây giáơ cũng
đã có mua một cái đàn nhỏ, nên không đủ cung ứng cho Ca đoàn, nên vào khoảng tháng
11-1992 giáo xứ đã mua một cái đàn điện (ORGUE) lớn hiệu YAMAHA của Nhật để xứ dụng trong nhà thờ. Nhờ có Nữ
tu giúp đở và cũng cố lại thành phần Ca đoàn. sắp xếp lại có qui cách, nên vấn đề
Ca đòan hôm nay có phần tiến triển nhiều.
Qua năm 1995 HĐGX khuyết 2 thành viên: Ông Lê Dị PCT đi
xuất ngoại, Anh Đinh ngọc Thơ Thủ quỷ đã qua đời, nên cử ông Nguyễn văn Châu làm
Thủ quỷ vào hạ tuần năm 1995, Cha Phước QX đi du lịch nước ngoài đến tháng 3-
1996 Ngài về , Ngài đã xây dựng con đường nhỏ từ nhà Cha đến giếng nước
và xây các ô chậu để trồng cây cảnh trước đường nhà thờ. Đến hạ tuần năm 1997
Cha bị bệnh về nhà chung ( Địa Phận) điều trị và tỉnh dưỡng Lão. Trong lúc nầy
giáo xứ Lăng cô đang thiếu chủ chăn. HĐGX điều hành qua các việc thường nhật kể
cả đối nội đối ngoại, về các ngày Chúa Nhật HĐGX trình lên Cha Cái Hồng Phượng
(Loan Lý) đến tại nhà thờ Lăng cô dâng
Thánh lễ. kính đệ trình lên Đức Cha Giáo Phận xin Cha Quản Xứ mới.
Suốt 2 năm chờ đợi, ngày 15 tháng 1 năm 1999 Đức Cha bổ
nhiệm Cha Phạm ngọc Hiệp đến nhận Quản Xứ giáo xứ Lăng cô. HĐGX và toàn thể giáo
dân tổ chức lễ đón rước long trọng cũng hết thảy vui mừng đã có Chủ chăn trẻ
trung năng động, Cha mới lấy làm phấn khởi, giáo dân hằng ngày đến tấp nập, chăm
lo qua các việc nầy nọ để Cha an tâm tiến hành mục vụ. ngài đi đến từng nhà giáo
dân thăm viếng và tìm hiểu cách sinh hoạt và nếp sống đạo đức. Ngài cũng đi thăm
các chức sắc trong làng An cư đông (Lăng cô) cũng như UBND xã cùng các co quan
trong xã Lộc Hải.
Đến ngày 5-9-2000 Thân mẫu của Cha qua đời tại nha xứ
( nhà ở của Cha) Tân và Cựu HĐGX cùng toàn thể Giáo dân đến kính viếng và chía
buồn cùng Cha, đồng thời phân công tổ chức tang lễ và cũng được Đức Cha Nguyễn như Thể Giáo Phận
Huế về chủ lễ an táng, cùng các Cha trong hạt đồng tế, các Nữ tu, các Hội đoàn
hiệp ý dâng Thánh Lễ cầu cho linh hồn Maria ( Mẹ của Cha) Lễ an táng tại nhà thờ
Lăng cô rất trọng thể, cung tiển đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng ( An táng tại nghĩa trang giáo xứ Cầu
hai).
Hạ tuần năm 2000 Cha và HĐGX lên bản thiết kế dự án mở
thêm 2 cánh gà hai bên Cung Thánh nhà thờ. Nâng cấp hang đá Đức mẹ, sân nền lót
gạch bông láng. Xây đài ông Thánh Giuse ( Hai bên tả hữu nhà thờ) Tu sữa nhà Hội
quán, làm lại bàn thờ chính bằng gỗ kiền và chạm trổ. Đóng mọi toàn bộ ghế
trong nhà thờ toàn bằng gỗ kiền. các dự án xây dựng nầy nhờ sự hổ trợ giúp đỡ về
tiền bạc của anh chị em cùng bà con cô bác ở nước ngoài.
Giáo dân trong giáo xứ ngày càng đông, Ngài còn phụ trách
thêm giáo xứ nhánh Hói dứa, Do đó, Cha Quản Xứ trình xin Cha Phó về phụ giúp.được
Đức Cha Giáo phận Huế bổ nhiệm Cha Phạm Tuấn về làm Cha Phó Giáo xứ Lăng Cô vào
ngày 5-5-2004.
Cha Phạm ngọc Hiệp được về Quản Xứ Lăng cô vào ngày
15-1-1999 đến ngày 13 – 5- 2007 (8 năm 3 tháng 28 ngày) và đã đi nhậm Quản Xứ mới.
Cha Phó Phạm Tuấn làm Cha chánh Quản Xứ Hói dừa vào ngày
15-5-2007
Cha Nguyễn Đức Tuân được Đức Cha Giáo Phận bổ nhiệm về
nhận Quản Xứ Lăng cô ( thay Cha Hiệp) . Ban đầu Ngài thăm viếng Làng Họ và các gia đình giáo dân trong giáo xứ nhằm tìm hiểu tập
quán của địa phương,
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu sâu rộng, Cha Tuân Ngài lượng
giá: đa số giáo dân thiếu tinh thần thương yêu nhau, thiếu căn bản về giáo lý, đức
tin yếu kém, sống đạo theo lối hình thức bên ngoài, nội tâm không được ngay lành,
không có công minh công chính, mất đoàn kết, thiếu sự đùm bọc lẫn nhau, đi ngược
giáo huấn của Chúa và Hội Thánh,
Do đó, cha Tuân QX Ngài mời các Cha Dòng Chúa Cứu Thế
, Cộng đoàn GX Châu Ổ Quảng Ngải ( Có Cha Hành người Lăng cô đang làm Bề Trên công
đoàn ở đó) về tại giáo xứ Lăng cô làm tuần Đại Phúc, để củng cố đức tin, cậy, mến.
tôn sùng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cùng kiệu tượng Đức Mẹ về các khu vực và gia đình
để đọc kinh, lần Hạt, cầu nguyện, xin Đức Mẹ cứu giúp cho hết thảy con cái mẹ
Sau khi giáo dân hưởng ân xá tuần Đại Phúc, Giáo dân
vui mừng phấn khởi, cùng cởi mở sự hoà giái, hoà hiệp cùng yêu thương đoàn kết,
chia sẽ cùng nhau trong vui mừng và hy vọng. Cha Quản Xứ được an tâm và dự tính
sửa 2 mái ngói đã bị bể múi tiếp giáp, tháp nhà thờ rạn nứt, bị dột nơi mái tè.
Cha và HDGX làm thư ngỏ gởi ra nước ngoài và trong nước, đã dược đáp ứng Bà con
cô bác, đều hổ trợ ngân khoản. 2 mái ngói nhà thờ được lợp lại bằng ngói đỏ cở
lớn, chắc chắn và bền vững cùng các tường rạn nứt , tiếp mí không còn rĩ dột nữa,
ngoài ra Cha xây dựng khuôn viên dựng Thánh giá tượng Chuộc tội để tưởng nhớ đồì
núi sọ ngày xưa Chúa chịu khổ nạn, để giáo dân đến chiêm ngưởng cùng đọc kinh cầu
nguỵên, nhất là mùa Chay Thánh hằng năm. Ngân khoản xây dựng nầy là nữa rieng
Cha cúng hiến.)
Để ôn lại giáo lý, hoà giải, hoà hợp cùng cũng cố thêm
đức tin cho giáo dân trong giáo xứ. trong mùa chay Thánh nầy (tháng 3 năm 2009)
Cha mời các Cha Dòng Chúa Cứu Thế về giáo xứ tổ chức tuần Phúc chuyến cùng đại
phúc 9 ( từ thứ Hai đến thứ tư)
Sau mùa Phục Sinh Cha và HĐGX dự tính nâng cấp con đường
nhà thờ và nhà mục vụ của giáo xứ cùng các cơ sở tôn giáo,v.v…..
Lượt ghi mùa Chay và mùa Phục Sinh năm 2009 ( năm Ất sữu)
SƠ LƯỢT VỀ HANG ĐÁ ĐƯC MẸ
Nói đến Hang Đá Đức Mẹ, thì Giáo dân trong Giáo Xứ vốn
có lòng tôn sùng Đức Mẹ một cách đặc biệt, khoảng năm 1958 toàn thể giáo dân đã
cùng nhau lấy ghe thuyền đi chở đá, xuống tận gành biển lấy đá San hô đem về xây
hang đá, sát cạnh nhà thờ để tôn sùng Mẹ. Hang đá nầy đã đặt 2 tượng- 1 là Đức
Mẹ Lộ Đức- 1 là Bà Thánh Bernadette. Công trình Xây đài Mẹ cũng nhờ ông Lê văn
Sâm đứng ra quản lý và tài trợ.
Thời gian trôi qua, bao nhiêu nỗi thăng trầm khó khăn
vì thời cuộc gây ra và đã bị lu mờ, hương tàn khói lạnh theo thời gian u tối đó.
trải gần 30 năm thì vào đầu tháng 3- 1991, được sự quan tâm của Cha Quản Xứ (
Cha Phước) muốn trùng tu sữa sang lại Hang Đá Mẹ cho khang trang và tốt đẹp. HĐGX
ông Lê Thể Chủ tịch gởi thư xin ngân khoản của vọ chồng người em là Hường + Quang ở Mỹ và đã được đáp ứng 600 đôla,
nên đã triển khai công trình tu sữa, xây bàn thờ và xây thêm cảnh vật chung
quanh đài Mẹ, mở rộng xây móng đá và xây bờ thành rào khuôn viên hang đá, toàn
sân đều tráng Xi măng, cửa rào sắt bông, trồng cây hoa phượng đỏ trông rất đẹp,
đặc biệt ông bà Lê Dị ( Dị Cầu) cúng Tượng Đức Mẹ La Vang có tính cách Đức Mẹ
Việt Nam.
Vào ngày 8-12-1992, là Lễ Đức Mẹ Vô Nhiểm Nguyên Tội,
Cha Quản Xứ đã làm lễ khánh thành đài Mẹ ( tại bàn thờ hang đá) một cách trọng thể, nhờ có các Nữ tu
tổ chức các đội vũ, các em Nam Nữ dâng hoa, dâng hương rất long trọng, toàn bộ
giáo dân cũng như ngoài giáo xứ tham dự Thánh Lễ rất đông, có quay phim chớp ảnh,
cuối Thánh lễ có ông Lê Đinh đại diện HĐGX nói lên lời cám ơn Cha, các Nữ tu và
ân nhân cùng toàn thể giáo dân trong giáo xứ.
Hang đá Mẹ có bàn thờ nên hằng năm các ngày thứ 7 hằng
tuần, nhất là vào tháng 5 là tháng Hoa của Mẹ. Cha Quản Xứ dâng Thánh lễ, các
em, ca đoàn hát mừng và dâng hoa kính Mẹ. ngoài ra có một số gia đình cầu xin, được
Mẹ chúc phúc và ban phép lạ đặc biệt của Mẹ, nên các gia đình đó đã ghi khắc vào
bản vàng Tạ ơn Đức Mẹ gắn vào hang đá đài Mẹ
SƠ LƯỢT HÌNH THÀNH CÁC CƠ SỞ NỮ TU TẠI GIÁO XỨ LĂNG CÔ
Hồi đầu năm 1943, Cha Trương văn Lương Bổn Sở Lăng cô đã
ra Huế xin các Bà phước. Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiểm Phú Xuân Huế, về mở Trường dạy
học con em và phục phục vụ giáo xứ.
Đã được bà Dòng bổ nhiệm 3 Bà Phước về với giáo xứ Lăng
cô, ông Câu trưởng Trương Tô, hai ông Biện Họ là ông lê văn Hiệp, Lê Cháu, cùng
quý Cụ và Giáo Dân đã dọn dẹp bụi bờ và ban đất bằng phẳng để chuẩn làm nhà cho
các Bà Sở ở, (mảnh đất này nằm trong khu đất của Hội Thánh ( giáo xứ ) cách nha
Cha sở 50 m về hướng đông) CácCụ và giáo dân cùng nhau lên núi đốn gỗ, lấy mây
tranh về dựng tạm nhà ở, và thêm phòng học để dạy con em, Giáo xứ đã giao cho các
bà Phước trọn quyền xử dụng. nhiên Hậu nhà Dòng có điều kiện và ngày càng phát
triển cơ sở, tân trang xây dựng nhà ở, trường ốc. v.v…. nằm trên mảnh đát nầy.
Trải qua quá trình thừa kế và nối tiếp, nhà Dòng đã trùng
tu lại Ngôi nhà ở, xây bằng vách xông lợp ngói, nhà phòng thoáng rải và ngăn nắp
và nhà kế cận ( nhà bếp) tương đối tiện nghi, bền vững, cùng xây trường học 6
phòng rộng rãi để dạy học từ lớp nhất đến lớp năm. Trường lấy danh hiệu là: “
Trường Tiểu Học Tư Thục Mai Khôi Lăng Cô”
Đến đầu năm 1975,biến cố chiến tranh, các Nữ tu chạy vào
Nam, khi trở về, thì nhà ở, Trường học đều bị bom đạn lam đổ nát bình địa; Đành
rằng các Nữ tu trở về lại Dòng ở Huế. Trong mảnh đất nầy có một số dân làng đến
chiếm cứ nhà ở (13 gia đình) qua đầu năm 1992 HĐGX vận động giải thích và được
giải toả được 12 gia đình, hầu chuản bị tái thiết cơ sở.
Đến năm 1995 Chị Nguyễn thị Toà (Bề trên Sở GX Lăng cô)
Cùng với Ban thường Vụ HĐGX, lên bản thiết kế dự án tái lập Ngôi Trường Mai Khôi
Lăng cô, và trình Cha Quản Xứ xin xác nhận kính trình lên ĐứcGiám mục Giáo Phận
Huế xin chứng giám và gởi ra nước ngoài. Được Hội Thiện Nguỵên Đức Quốc tài trợ
Ngân khoản 20.000$00 mác Đức (tiền Việt nam 130.000$00). Qua đầu năm 1996, xây
dựng tái lập Trường Mai Khôi Lăng cô, 4 phòng tầng trệt, hoàn thành cuối năm
1996 và giao cho Nư tu sở quản lý và dạy các lớp mần non ( về mọi thủ tục HĐGX
lo tất)
Trường Tư Thục Mai Khôi Lăng cô nầy của nhà Dòng xây dựng
trước đây nhưng vì chiến cuộc 1975 bom đạn làm sập đổ nát, Chị Nguyến thi Toà đại
diện cho nhà Dòng đã sáng tạo ra phương thức lên thiết kế xin tài tài trợ để tái
lập nhà trường. vì nguyên thuỷ nhà Dòng được quyền sở hữu, quản lý cùng xử dụng.
Việc giải toả các gia đình trên mảnh đất nầy chỉ còn 1
gia đình Hồ hữu Thuận trước đây chiếm cứ đất
dựng nhà ở mà hiện nay đang ngoan cố ù lì, không chịu tháo dở nhà ra đi,
để đòi bù thường với giá cao. mặc dầu HĐGX. gởi trình rất nhiều văn thư, văn bản
và kiến nghị đến các cơ quan xă, Huyện xin xét xử giải quyết nhưng kết quả là
Biệt vô âm tính.
Đã thu lại phần đất và nèn móng cũ; Đành rằng: nhà Dòng
phải xuất ra, hai mươi triệu đồng (20.000.000$) để bồi thường cho 2 gia đình Hồ
Hữu Thuận và Lê Ban ở Chung một nhà ( nhà chia ra 3 ngăn, Thuận 2, Ban 1) với
giá 18 triệu đồng (18.000.000$) còn 2.000.000$, Chị Toà phối hợp với HĐGX và nhờ
giúp đỡ thêm để xây bờ thành chung quanh mảnh đất và mua 2 cánh cửa sắt lấp ráp
trước cổng thành.
Để tái thiết xây dựng lại nhà ở cho các nữ tu, nhà Dòng
đã phái chị quản lý Nguyễn thị Khẩn vào kết hợp với Chị Nguyễn thị Toà mua các
vật liệu xây dựng để sẵn. vào ngày 23-8-1999 đã mời Cha Hiệp Quản Xứ làm phép đặt
viên đá xây dựng. chị Toà làm đốc công chính và nhờ 2 ông nguyên HĐGX, Lê Thể,
Lê Đinh phụ giúp và góp ý kiến để đối thoại, giải quyết trong đối nội đối ngoại(
vì trong thời buổi nầy đang gặp khó khăn trở ngại)
Công trình xây dựng nhà đang diễn tiến và hoàn thành 2
cái nhà lớn nhỏ , tương đối thuận tiện và tiện nghi, nên vào ngày 22- 01-2000 mời
Cha Quản Xứ xin làm phép nhà, về ngân khoản xây dựng là toàn bộ của nhà Dòng.
Quang cảnh Ngôi nhà và Trường Học thật rộng rãi ,
khang trang, tốt đẹp, hiện hữu. Cảm Tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho nhà Dòng sở Lăng
Cô được thành tựu viên mãn đã vựơt qua mọi thử thách cam go